Người Mỹ rất giỏi trong việc đánh bóng tên tuổi, nhắc đến Microsoft mọi người chắc chắn nghĩ ngay đến tỷ phú Bill Gates, nhắc đến Google thì Larry Page hay tân CEO Alphabet - Sundar Pichai. Tesla thì Elon Musk, Facebook thì anh Mark Zuckerberg...
Dù bạn có phải là fan của Apple hay không thì phải công nhận rằng Apple may mắn khi có một người “cha” vĩ đại, sinh ra từ một garage nhỏ trở thành tập đoàn có thời điểm đạt giá trị cao nhất thế giới.
Thời điểm Apple giới thiệu iPhone, Steve Jobs thực sự là một ngôi sao công nghệ, ông một tay đưa Apple từ công ty đang giai đoạn sinh tử trở lại đứng đầu ngành, mọi thứ Steve Jobs nói ra đều được đón nhận và hoan nghênh. Bản thân Steve Jobs là thứ quảng cáo tốt nhất cho Apple và cho iPhone. Và Steve Jobs là tài sản vô giá của Apple vào lúc bấy giờ. Và dĩ nhiên Tim Cook cũng là một ngôi sao kế tiếp.
Bạn có biết CEO của Samsung tên gì, ông chủ LG hay Xiaomi, còn CEO Huawei gần được nổi tiếng nhờ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, vậy ai là người đứng sau OPPO, Sony, Nokia ... ?
Với đa số người dùng thì sở hữu được sản phẩm mà do “idol” làm ra hay dùng là đủ để mang đến cho cảm giác phấn kích khi sử dụng. Mọi người chỉ cần có Steve Jobs là đủ, không cần biết bộ sậu phía sau là những ai.
Phải kể đến là chiếc iPhone 2G lần đầu tiên ra mắt, mang theo những thứ chỉ có nó mới có thôi, chưa ai nghĩ ra, cảm ứng điện dung, màn hình đa chạm, touch rất nhẹ nhàng, không dùng lực như điện trở trước đây, mặt kính - loại bỏ các phím cứng chi chít, khung viền kim loại, tự xoay màn hình, đưa điện thoại vào tai là tắt màn hình. Nhìn vô cùng đơn giản nhưng lại mang đến cảm giác “rất công nghệ”.
Còn ngày nay, trong thời kỳ đồ hoạ vi tính làm ra sản phẩm còn đẹp hơn ngoài đời.Trước khi iPhone ra đời, gần như trên mạng rất ít khi xuất hiện các sản phẩm "leak", bản render, bản mockup... Ưu điểm của việc ngồi nhà render là người ta có thể bỏ mọi thứ vào trong cái sản phẩm tưởng tượng đó, nhưng nhược điểm là nó hoàn toàn không có thực.
Các bản leak gần như thật hoặc đẹp hơn làm cho cảm xúc chúng ta không còn như ngày đầu iPhone ra mắt. Ngay cả điện thoại gập với màn hình dẻo, nó chưa hoàn thiện lắm, và cũng đã có từ các phim ảnh, sản phẩm concept.
Các nhà làm điện thoại làm sao làm người dùng ngạc nhiên được nữa khi mà những thứ họ đưa ra lại là thứ lập lại các "ý tưởng" đã có trên mạng trước đây.
Phải thừa nhận rằng hào quang có lẽ chỉ sáng một lần, không biết Apple cố tình leak để lôi kéo người dùng tạm chờ để không mua điện thoại hãng khác nên nhá hàng hay do khâu bảo mật nhà Táo không còn làm tốt như trước. Từ thời iPhone 4 cho tới nay bản leak gần như giống thật. Tuy nhiên, chất lượng gia công gần như hoàn hảo nên dù thấy từ trước qua ảnh leak thì khi trên tay cũng tạo cho fan cảm giác rất kích thích.
Thứ Apple tạo ra không phải là công nghệ mới, chính xác là họ làm công nghệ đó tuyệt vời và đem đến trải nghiệm tốt hơn, thực tế hơn. Và thế là nhiều hãng “học hỏi” theo. Ví dụ iPhone đi đầu trong việc bảo mật mở khóa điện thoại bằng cảm biến vân tay, rất nhanh và tiện so với vẽ hay gõ code. Thế hệ kế tiếp là Face ID, rất tiện dụng, nhanh và tính bảo mật cao hơn. Kế tiếp là màn hình tai thỏ, tận dụng tối đa diện tích trống trên màn hình giúp tăng sự trải nghiệm. Về thiết kế thì mặt lưng bằng kính, khung sườn kim loại. Và rồi các hãng khác ồ ạt làm theo.
Lẽ dĩ nhiên không phải Apple luôn tạo ra các tính năng thành công, đơn cử là 3D touch. Không thật sự tiện dụng. Hay tiên phong trong loại bỏ jack 3.5mm và sau đó nhiều hãng nối bước, tôi thì không ủng hộ, còn bạn thì sao?
Android là một OS tuyệt vời, cạnh tranh trực tiếp với iOS để cùng phát triển. Nhưng core Android hiện tại không có gì mới, dễ phân mảnh và lệ thuộc quá nhiều vào Google. Việc một sản phẩm "đột phá công nghệ" lại sử dụng chung hệ điều hành với các máy bình dân. Có gì khiến tôi phải bỏ 50- 60 triệu ra để mua?
Vấn đề khác ở các máy Android là hệ điều hành thì lệ thuộc vào Google, chip xử lý thì Qualcomm Snapdragon hay MediaTek. Rất khó khăn trong việc tạo ra công nghệ mới mẻ.
Các hãng làm điện thoại hiện này đều bị phụ thuộc vào Android, dẫn đến câu chuyện “cha chung không ai khóc” và đó chính là điểm yếu của họ, họ chẳng có thứ gì mang lại cái hồn riêng cả dù tùy biến riêng thì vẫn là bình mới rượu cũ. Và nếu điều này càng kéo dài, thì khả năng các hãng tự làm ra một hệ điều hành mới lại càng khó, bởi vì các hãng đều là các công ty phần cứng, họ không phải là công ty phần mềm và lệ thuộc sâu vào kho ứng dụng.
Và thế giới smartphone cũng chỉ luẩn quẩn quanh hai ông lớn. Đâu rồi sự đa dạng, đâu là đặc trưng và sự riêng biệt khi mọi cái máy đều chỉ chạy iOS hoặc Android?
Mình đã tham khảo phần trăm lạm phát một số quốc gia trên thế giới và phần trăm của Apple tăng giá qua từng năm cho thấy giá thành của một chiếc iPhone trở nên đắt hơn, nhưng phù hợp với phần trăm lạm phát tiền tệ qua các năm, và vẫn đảm bảo lợi nhuận tốt.
Vào năm 2007, chiếc iPhone đầu tiên được trình làng với mức giá 499 đô la tại thị trường Mỹ một mức giá không phải rẻ tại thời điểm đó, nhưng là một cái giá “lơ lửng” để người có thu nhập cao không phải suy nghĩ đến việc mua nó, còn người có thu nhập trung bình có thể “cố gắng” mua được.Điều này khiến cho iPhone trở nên phổ biến rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Và khi hệ sinh thái đủ mạnh, Apple nhẹ nhàng tăng gía và càng lúc càng giàu.
Trong khi chiếc Huawei, Samsung Galaxy Fold hay Mi Mix Alpha được chào sân với mức giá không tưởng 2.000 đô la cho tới 3.000 đô la tại Mỹ.
Theo tôi điều khiến iPhone phổ biến rộng khắp là vào lúc ra mắt nó được bán với giá "quá phù hợp". Còn nhớ chiếc iPhone 2G 4GB đầu tiên được bán ra với giá 499 đô la tại Mỹ. Đây không phải là mức giá rẻ nhất vào năm 2007, cũng không phải là cái giá mà bạn sẽ mua được ở Việt Nam, nhưng bạn tưởng tượng đi, một cái điện thoại đột phá công nghệ mà chỉ có giá 10 triệu đồng, chỉ 10 triệu thôi là đã khiến người khác trầm trồ rồi, tại sao ta lại không mua?
Nhìn lại Samsung Galaxy Fold bán tại thị trường Việt Nam với giá 50 triệu VNĐ, Huawei cũng hơn nghìn đô la, Mi Mix Alpha thậm chí còn có giá gần 3.000 đô la tại thị trường Mỹ! Đây đâu phải là cái giá làm ra để bán sản phẩm, đây là cái giá làm ra để khoe là "tao cũng làm ra màn gập nè". Khác với cách Apple lúc họ làm ra iPhone, họ làm ra là để bán và không mắc bệnh thành tích.
Cái giá không tưởng của các hãng khi giới thiệu những điện thoại "đột phá" này đã ngay lập tức khiến đại đa số khách hàng sốc, nghe là lắc đầu chứ đừng nói đến việc hãng có thể bán ra hàng triệu chiếc như iPhone đời đầu.
Tóm lại chắc còn lâu lắm chúng ta mới có được một sản phẩm gì đó khiến cả thế giới bàn tán và thèm muốn như chiếc iPhone đầu tiên.
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DTMAX
Địa chỉ: Số 33 Cạnh cây xăng Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Nội.
Cơ Sở 2: Từ Vân , Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội.
Điện thoại: 034.960.6789 - 034.760.3333
Youtube: DTMAX
Website: www.dtmax.vn - Email: toanproday@gmail.com
Facebok Fanpage: DTMAX STORE - Dtmax Chuyên iPhone - Ipad